1. Bạn tháo áo nệm ra giặt. Lấy khăn ướt vệ sinh chỗ bé tè. Lau đi lau lại nhiều lần. Dùng quạt gió thổi vào đệm cho nhanh khô. Hoặc lấy bàn là hoặc máy sấy tóc là qua và nhanh với nhiệt độ không quá nóng, để đệm khô.
Bạn nhớ không nên dùng máy sấy tóc hoặc bàn là lâu trên đêm vì nhiệt độ cao sẽ làm hư cao su. Nếu sợ nhiệt độ bàn là hay máy sấy tóc nóng quá, mẹ có thể lót báo lên trên đệm rồi mới là/sấy.
Để tiết kiệm kinh tế và tiện dụng, mẹ có thể lấy giấy vệ sinh, thấm hút vào chỗ bé tè.
2. Có thể dùng khăn bông to, khô thấm hút hết phần nước tè của bé. Sau đó lấy một ca nước sạch “chế” vào chỗ bé tè. Sau đó, lại dùng khăn thấm khô. Nước sẽ làm chỗ dơ loang ra rồi bị hút hết vào khăn. Mẹ cứ làm thế 2 – 3 lần. Lần cuối cùng, mẹ pha một ít dầu thơm vào ca nước rồi mới chế vào chỗ nước bẩn. Sau đó, bật quạt hoặc điều hòa ở chế độ dry thốc thẳng vào chỗ đó để đệm mau khô và không còn mùi gì nữa.
3. Cuối tuần nắng ấm, thỉnh thoảng các mẹ có thể lấy đệm ra, dùng khăn ướt và xà phòng lau rất sạch, xả sạch nước xà phòng và đem phơi khô, nhưng chú ý là chỉ phơi trong bóng râm. Từ sáng tới chiều là có đệm nằm rồi.
4. Bé đã tè nhiều lần, đệm bốc mùi “quá nặng”, bạn nên dùng dịch vụ giặt đệm
Về lâu dài các nhiệt độ để xử lý trên nệm, đặc biệt là nệm cao su, đệm bông ép, đệm lò xo đều không tốt và ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ và độ bền của đệm.
Tốt nhất các mẹ nên giữ cho bé tránh tè dầm ra đệm bằng cách:
- Mua tấm trải đệm chống thấm hoặc đặt may theo kích cỡ của đệm, bọc lên đệm. Sau đó trải ga nằm lên đệm bình thường. Khi bé tè, mẹ có thể lột ga và tấm chống thấm ra giặt sạch rồi phơi khô. Cách này rất hữu ích nhưng đệm bị bí, cả nhà nằm không thoáng lưng.
- Mẹ có thể xi bé tè buổi đêm. Trước khi đi ngủ cho bé uống ít nước.
Nệm bông ép giá rẻ đang khuyến mãi lên đến 50%, click xem ngay!
Theo Tạp chí phụ nữ.